Trang chủ / Phong Thủy / THƯỚC LỖ BAN PHONG THỦY

THƯỚC LỖ BAN PHONG THỦY

THƯỚC LỖ BAN PHONG THỦY

Lỗ Ban là ai?
Lỗ Ban được xem là ông tổ của nghề mộc, là người phát minh ra các dụng cụ làm nghề mộc như cưa, đục, bào, thước đo…
Lỗ Ban tên thật là Ban 班, họ Công Thâu (Công Du), người nước Lỗ 魯, vì thế để tôn kính ông người ta gọi ông là Lỗ Ban, tức là ông Ban người nước Lỗ.
E.T.C. Werner (A Dictionary of Chinese Mythology) cho rằng Lỗ Ban sinh năm 506 TCN. Cha là Công Thâu Hiền. Công Thâu Ban thuở trẻ là thợ giỏi về các loại vật liệu như gỗ, đá, kim loại. Năm 40 tuổi ông ở ẩn trên núi Lịch Sơn, tu luyện pháp thuật.
Một thuyết khác cho rằng Lỗ Ban là người Đôn Hoàng, Túc Châu (nay là huyện Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc), thời Chiến Quốc (475-221 TCN). Ông có tài nghệ tinh xảo, chế tạo diều gỗ cho người ngồi trên đó bay đi do thám thành trì.
Một thuyết khác lại cho rằng ông tên là Công Thâu Ban, thường gọi là Công Thâu Tử, vốn là con của Lỗ Mục Công (có sách chép là Lỗ Chiêu Công). Tương truyền Công Thâu Tử chế tạo nhiều loại máy móc, có thể dùng trong tác chiến, thí dụ như thang mây (vân thê) bắc lên tường thành để công phá thành.
Theo các thuyết trên, từ điển Từ Hải nói nên xem Lỗ Ban và Công Thâu Ban là hai người khác nhau. Trong dân gian thường truyền tụng về sự linh nghiệm của bùa Lỗ Ban, thước Lỗ Ban, v.v… Thợ mộc và thợ xây dựng thờ Lỗ Ban làm tổ sư, ngày vía là 13 tháng 6 Âm lịch.


Thước Lỗ ban hiện nay có nhiều tài liệu chồng chéo nhau như sau:
– Loại 1: thước Lỗ Ban bằng 429mm.
– Loại 2: thước Lỗ Ban bằng 38,8 mm ( Thị trường hiện nay thường ghi 39cm)
– Loại 3: thước Lỗ Ban bằng 520mm.
– Loại 4: thước Lỗ Ban bằng 480mm.
Tương truyền đó là các loại thước do Lỗ Ban chế ra, loại dài 52cm ( thước cổ là 51 cm) và loại dài 42.9cm, được chia thành 8 cung bằng nhau. Mỗi cung lại chia thành 5 cung nhỏ. Số 8 cũng ngụ ý là con số của Bát Quái và cũng là thứ tự của hàng đơn vị từ 1 đến 8 thuộc hệ thống Bát Phân. Số 5 cũng ám chỉ là Ngũ hành Kim, Mộc,Thủy, Hoả, Thổ.
1. THƯỚC LỖ BAN 52 cm (thước cổ 51cm)
Loại thước này hiện nay không thông dụng ở Việt Nam ( trước ngày giải phóng Sài gòn các thầy trong Nam cũng có sử dụng) nhưng cũng giải thích để hiểu và nếu gặp loại này sử dụng như sau:
– Cung thứ 1 là Quý Nhân Tinh 貴 人 星 hành Mộc 木là cung Tốt.
– Cung thứ 2 là Thiên Tai Tinh 天 災 星 hành Thổ 土là cung Xấu.
– Cung thứ 3 là Thiên Họa Tinh 天 禍 星 hành Thổ土 là cung Xấu.
– Cung thứ 4 là Thiên Tài Tinh 天 財 星 hành Thủy 水 là cung Tốt.
– Cung thứ 5 là Quan Lộc Tinh 官禄星 hành Kim 金là cung Tốt.
– Cung thứ 6 là Cô Độc Tinh 孤 獨 星 hành Hỏa 火là cung Xấu.
– Cung thứ 7 là Thiên Tặc Tinh 天 賊 星 hành Hỏa 火là cung Xấu.
– Cung thứ 8 là Tể Tướng Tinh 宰相星 hành Thổ 土là cung Tốt.
2. THƯỚC LỖ BAN 38,8 cm ( hoặc 39cm) dùng cho Âm phần. Có người gọi đây là thước Đinh Lan 丁 蘭. Trên thước Lỗ Ban hiện nay thước Đinh Lan được in ở phần dưới. Nhân đây cũng giải thích thêm về ý nghĩa và cách sử dụng.
Thước 38,8cm hay 39cm sử dụng trong Đồ nội thất, âm phần. Chiều dài của thước này là 390mm, được ra làm 10 cung lớn: theo thứ tự Đinh, Hại, Vượng, Khổ, Nghĩa, Quan, Tử, Hưng, Thất, Tài. Mỗi cung lớn có độ dài 39mm, mỗi cung lớn lại được chia thành 4 cung nhỏ, mỗi cung nhỏ dài 9,75mm
ĐINH LAN LÀ AI?
Đinh Lan 丁 蘭 – Tên một người có hiếu thời Đông Hán (ông là một trong 24 gương hiếu nghĩa nổi tiếng của Trung Quốc tức trong Nhị thập tứ hiếu có tên ông).
Trong 24 gương hiếu có bài có tựa đề “khắc gỗ phụng dưỡng bố mẹ”.
Đinh Lan tương truyền là một nhân vật thời Đông Hán, ông là người làng Đinh Tập, thị trấn Cửu Tập, huyện Nam Chương, tỉnh Hồ Bắc (ngày xưa gọi là Hà Nội), ông mồ côi từ nhỏ, ông thường nghĩ đến việc làm thế nào để báo hiếu ân nuôi dưỡng của cha mẹ, thế là ông dùng gỗ đẽo thành tượng của bố mẹ để thờ như lúc còn sống, mỗi ngày ông đều dâng cơm ba lần, trước khi đi đâu ông cũng xin thưa, đi về trình báo, chưa bao giờ ông làm trái. Tuy nhiên vợ ông dần dần tỏ ra thất kính với tượng bố mẹ, có lần hiếu kì bà còn dùng kim để đâm vào tay của tượng và bất ngờ tượng gỗ chảy máu. Đinh Lan về nhà thấy tượng khóc và tay chảy máu, ông hỏi tượng về thực hư thế nào, sau khi biết chuyện, ông đã đuổi vợ đi.
THƯỚC ĐINH LAN
Thước kết hợp Lỗ Ban 42,9 cm phần trên và Đinh Lan 38,8 cm phần dưới.
* Thước Đinh Lan có độ dài 38,8 cm, được chia thành 10 cung như sau:
1. “Chữ Đinh 丁”:Gồm Phúc tinh, đỗ đạt, vượng tài, đăng khoa.
2. “Chữ Hại 害”:Tranh cãi, lâm bệnh, tử tuyệt họa đến.
3. “Chữ Vượng 旺”:Thiên Đức, việc vui, tiến bảo, nạp phúc
4. “Chữ Khổ 苦”:Thất thoát, quan quỷ, kiếp tài, vô tự.
5. “Chữ Nghĩa 義”:Đại Cát, tài vượng, ích lợi, thiên khố.
6. “Chữ Quan 官”:Phú Quý, tiến bảo, hoạch tài, thuận khoa.
7. “Chữ Tử 死”:Xa quê, tử biệt, mất con, thất tài.
8. “Chữ Hưng 興”:Đăng Khoa ,Quý Tử, Thiêm Con Trai, Hưng vượng.
9. “Chữ Thất 失”:Cô đơn quả phụ, làm việc vất vả, công sự, thoái tài.
10. “Chữ Tài 財”:Đón phúc, lục hợp, tiến bảo, tài đức.
* Mỗi cung gồm có 4 chi, tốt xấu khác nhau như sau:
1. Cung Đinh :Phúc Tinh Hành Mộc 木, Cập Đệ Hành Kim 金, Tài Vượng Hành Thổ 土, Đăng Khoa Hành Thuỷ 水. (Tốt)
2. Cung Hại :Khẩu Thiệt Hành Hoả 火 , Bệnh Lâm Hành Mộc 木, Tử Tuyệt Hành Kim 金, Tai ( Hoạ ) Chí Hành Thổ 土. (Xấu)
3. Cung Vượng :Thiên Đức Hành Thuỷ 水, Hỉ Sự Hành Hoả 火, Tiến Bảo Hành Mộc 木 ,  Nạp Phúc Hành Kim 金 . (Tốt)
4. Cung Khổ :Thất Thoát Hành Thổ 土, Quan Quỷ Hành Thuỷ 水 , Kiếp Tài Hành Hoả 火, Vô Tự Hành Mộc 木 . (không con) (Xấu)
5. Cung Nghĩa :Đại Cát Hành Kim 金, Tài Vượng Hành Thổ 土 , Ích Lợi Hành Thuỷ 水 , Thiên Khố Hành Hoả 火. (Tốt)
6. Cung Quan :Phú Quí Hành Mộc 木 , Tiến Bảo Hành Kim 金 , Hoạnh Tài Hành Thổ 土,  Thuận Khoa Hành Thuỷ 水 . (Tốt)
7. Cung Tử :Ly Hương Hành Hoả 火,  Tử Biệt Hành Mộc 木 ,  Thoái Đinh Hành Kim 金 ,  Thất Tài Hành Thổ 土. (Xấu)
8. Cung Hưng :Đăng Khoa Hành Thuỷ 水, Quí Tử Hành Hoả 火, Thêm Đinh Hành Mộc 木 , Hưng Vượng Hành Kim 金. (Tốt)
9. Cung Thất :Cô Quả Hành Thổ 土, Lao Chấp Hành Thuỷ 水 ,  Công Sự Hành Hoả 火, Thối Tài Hành Mộc 木 . (Xấu)
10. Cung Tài :Nghênh Phúc Hành Kim 金, Lục Hợp Hành Thổ 土, Tiến Bảo Hành Thuỷ 水, Tài Đức Hành Hoả 火. (Tốt)
Trên đây giải thích Ngũ hành của thước 52 cm và 39 cm trên cơ sở Dịch học để mọi người hiểu thêm và tiện dụng ( thước 42,9 cm đã nói ở bài trước). Tuy nhân gian và truyền thuyết là như vậy, sử dụng thế nào cũng không đơn giản và hoàn toàn phụ thuộc vào mỗi người. Có câu: “ Cái gì có lý chưa chắc đã tồn tại, cái gì tồn tại thì chắc hẳn là có lý”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *