Trang chủ / Tâm Linh / Tứ Diệu Đế | Tứ Thánh Đế | Con Đường Thoát Mọi Khổ Đau

Tứ Diệu Đế | Tứ Thánh Đế | Con Đường Thoát Mọi Khổ Đau

Tứ Diệu Đế | Tứ Thánh Đế | 4 Chấn Lý Nhiệm Mầu

4 Chân Lý Nhiệm Mầu  (Theo trung quốc là siêu hiện thực)

Tứ Thánh Đế là Chân lý mà bất kỳ người nào đi theo đều có thể giúp cho mình từ người phàm trở thành thánh

* Sự Thật 1: Thừa nhận khổ đau là hiện thực

Khổ:     Thân: Sinh, Lão, Bệnh, Tử

Tâm: Thương yêu mà phải chia ly

Ghét nhau mà phải hội ngộ

Mong muốn mà không toại nguyện

Thái độ chấp và thân thể này là Tôi

Đức Phật dạy:

Không nên phớt lờ khổ đau vì như thế là liều mạng

Không nên đào tẩu khỏi khổ đau: vì như thế là thiếu trách nhiệm

Không nên cường điệu hóa khổ đau vì như thế là tự hành hạ cảm xúc của bản thân

Đức Phật dạy ta 1 bản lĩnh, giáp mặt với cuộc đời, tiếp xúc với khổ đau, thấy rõ được nó, để bước vào bước 2 là truy tìm nguyên nhân khổ đau (phần lớn chúng ta thất bại trong việc truy tìm nguyên nhân, chúng ta nỗ lực tìm lý do (đổ lỗi) là chính, chứ không tìm nguyên nhân cốt lõi của nó

* Sự Thật 2: Nguyên Nhân  Khổ Đau

Nguyên nhân chính:

  1. Tâm Tham – 2. Sân (Sự Giận giữ) – 3. Si (Sự ngu dốt) – 4. Chấp (Sự cố chấp)

Đố ai mà tìm ra được bất kỳ 1 nỗi khổ nào mà không thuộc vào 1 trong 4 vấn đề trên

Thay vì đổ thừa, thì hãy quay trở về tìm nguyên nhân dẫn đến cái khổ đau hiện tại.

Truy tìm nguyên nhân là giải quyết vấn đề được 50% rồi (Truy tìm nguyên nhân của bệnh > thì mới chẩn đoán đúng được bệnh, nếu không tìm được nguyên nhân  bệnh thì sẽ ko thể điều trị được bệnh)

* Sự Thật 3: Hạnh phúc – đỉnh cao là Niết Bàn là có thật

Phần lớn những người trầm cảm là chỉ thấy cái đen đuốc của cuộc sống: khổ đau, bất hạnh, không như ý, xấu xa.

Họ quyên đi bên cạnh đó có 1 phương diện rất tích cực, rất đẹp, rất hạnh phúc và hạnh phúc cao nhất là niết bàn – đó chính là trạng thái Tâm không còn nỗi khổ niềm đau, và các nguyên nhân xảy ra khổ đau cũng ko còn nữa.

Niết bàn ko phải là Thiên Đường, Niết bàn ko phải là Cảnh Giới mà Niết bàn là trạng thái Tâm không còn khổ đau. Khi đạt được điều này thì toàn bộ khổ đau trong cuộc đời này chỉ là giả tạm thôi chứ ko phải là Vĩnh Hằng:

Do đó: chúng ta sống lạc quan, tích cực, tạo ra các giá trị cho mình và cho người

* Sự Thật Thứ 4: Chân Lý Dẫn đến Hạnh Phúc

Muốn hạnh phúc thì phải kết thúc khổ đau. Chân lý này gồm 8 yếu tố chia làm 3 nhóm:

+ Nhóm 1: Nhóm về Phương Diện Đạo Đức:

(1) Lời nói đạo đức,

(2) Hành động đạo đức

(3) Nghề nghiệp đạo đức

(4) Nỗ lực đạo đức

+ Nhóm 2: Nhóm về Phương Diện Trí Tuệ:

(5) Nhận thức chân chính,

(6) Tư duy chân chính

+ Nhóm 3: Về Phương Diện Thiền Định:

(7) Chánh Niệm: tức là làm chủ cảm xúc trong đi đứng nằm ngồi

(8) Chánh Định: để cho Tâm mình chân không hóa, buông thả tất cả mọi ý niệm, tức tâm sẽ trở lên trong sáng giống như mặt hồ

– 8 yếu tố này được hình thành qua: Đạo Đức + Thiền Định + Trí Tuệ: được xem là con đường kết thúc tất cả các vấn nạn của con người

Đạo Phật rất quan trọng đếm phương pháp giải quyết vấn nạn > Và Tứ Thánh Đế là phương pháp luận tâm linh rất quan trọng của Đức Phật.

Y khoa ngày nay cũng làm y như Đức Phật đã làm: 1-Yêu cầu bệnh nhân phải mô tả bệnh, dựa và các biểu hiện của bệnh lý, các bác sĩ chẩn đoán bệnh và truy tìm nguyên nhân. Sau đó các bác sĩ cho chúng ta 1 niềm hy vọng là: chúng ta sẽ phục hồi sức khỏe để sống thọ và hạnh phúc, giống như niết bàn vậy. Để làm được điều đó các bác sĩ khuyên chúng ta: phải kiêng ăn, chế độ tập luyện: ngủ nghỉ, làm việc, uống thuốc, vật lý trị liệu và những phương pháp thích hợp khác (giống như bát chánh đạo)

Quy trình điều trị bệnh của thân gồm có 4:

1-Thừa nhận bệnh đau

2-Truy tìm nguyên nhân

3-Thừa nhận sức khỏe

4-Thực tập để đat được sức khỏe

Giống như Tứ Diệu Đế

Do đó người tu học phật chúng ta ko nên quên Tứ Thánh Đế vì nó là cái cốt lõi của Đạo Phật – 30.000 bài kinh dài và ngắn được Đức Phật thuyết giảng trong 45 Năm chẳng qua là triển khai rộng và dài từ Tứ Thánh Đế chứ ko có gì khác.

Nên nắm được cốt lõi của Tứ Thánh Đế là chúng ta giải quyết được rất nhiều các vấn đề, chúng ta trở nên thông thái hơn.

Do về những rào càn ngôn ngữ hán việt ngày nay đã được thay thế các thuật ngữ hán việt quá cổ xưa thành ngôn ngữ hán việt hiện đại

+ Ví dụ: Ngũ Uẩn: 5 tổ hợp;

Sắc-Thọ-Tưởng-Hành-Thức: Thân Thể-Cảm xác-Tri Giác-Tâm Tư-Nhận Thức

Tìm các từ thuần việt để thay hế cho từ Hám Việt rất khó:

Thực Phạn = Ăn Cơm, hán có 2 âm= thuần việt có 5-6 âm tiết, nên hạn chế dùng từ Hám Việt quá cổ. nên chúng ta có thể tụng niệm bằng các từ ngữ thuần việt

Làm thế nào để áp dụng Lời Phật Học vào cuộc sống, mỗi 1 thuật ngữ Phât học là 1 phương pháp tu, hay ít nhất cũng giúp cho việc chúng ta trải nghiệm hạnh phúc ở trong đời

Ví dụ: 1 người nào đó yêu 1 người, sau thời gian chia tay, hoặc đã lập gia đình rồi lại phỉa chia tay

Dùng Tứ Thánh Đế để mà phân tích:

1-Thừa Nhận Khổ Đau: Chia Tay là 1 hiện thực, khỏi đổ thừa, cái đó là cái khổ đau của mình, là khổ đau của người sống chung với mình

2-Truy Tìm Nguyên Nhân Khổ Đau: xem người chồng(Vợ) của mình bị mình bỏ hoặc bỏ mình là do có bóng hồng thứ 3 phải không? Nếu đó là có thì đó thuộc về THAM, đó là nguyên nhân chính trong tình huống này, bên cạnh cái THAM người chồng (vợ) đó có thêm sự SI MÊ vì đánh giá vấn đề nó quá thường, không có định lượng được là khi việc đó xảy ra VỢ(chồng) biết thì vợ(chồng) sẽ ly dị, nên cứ lún và trong con đường tăm tối và cuối cùng là phá vỡ hạnh phúc gia đình. Vậy trong tình huống ly dị và người chồng(vợ) bị ngoại tình mà vợ(chồng) có bằng chứng thì Chồng(vợ) vướng và 2 nguyên nhân: THAM ÁI & SI MÊ. Nếu người vợ(chồng) rộng lượng tha thứ tạo mọi điều kiện để cho người chồng(vợ) quay về, nhưng người Chồng(vợ) vẫn ngựa quen đường cũ, thì ngoài cái          THAM ÁI & SI MÊ người chồng (vợ) còn vướng vào cái CỐ CHẤP: chấp và các thoái hư tật xấu của mình và cho rằng đó là bản tính của tôi không thể thay đổi được. Trong tình huống này người này vướng vào 3 nguyên nhân khổ đau, giờ mình phải nhận thức để tháo mở ra

Tương tự NGHIỆN CỜ BẠC,  NGHIỆM MA TÚY, NGHIỆM GAME, NGHIỆN HƯỞNG THỤ, NGHIỆM MUA SẮM…. nói chung những cái nghiện xấu lúc đầu nó là những cái mạng nhện, chỉ cần chọc và cái là nó lủng, về lâu về dài nó sẽ trở thành những sợi dây xích, nó chói chặt mình, làm cho mình ko vùng vẫy nổi. Cho nên không nên xem thường các cái các thói quen tiêu cực, vì đến lúc nào đó chúng ta sẽ trở thành con lật đật, bị các các thói quen xấu giật dây, chúng ta sẽ trở thành kẻ nô lệ của nó, cho nên phải nỗ lực để vượt qua. Như vậy truy tìm nguyên nhân của khổ đau đã giải quyết vấn đề hết mấy chục phần trăm rồi.

Hoặc là đôi bạn chân tình mà 1 trong 2 người có tự ái quá cao, nói chút xíu là tự ái, nói chút xíu là giận: đó là rơi vào nguyên nhân là SÂN: có hình thức là: Giết Người, Đánh Lộn, Ẩu Đả, Chửi Bới, Xung Đột, Va Chạm, Mâu Thuẫn, Loại Trừ, Độc Tôn, Không hợp tác, Nổi Loạn, Bực Dọc, Cau Có, Hiềm Khích, Ganh Tị, Hơn Thua, Tị Hiềm…những cái đó nó đều là các nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình bạn đổ vỡ

            Bát chánh đạo áp dụng cho trường hợp này là:

+ Thay đổi nhận thức

+ Thay đổi tư duy

+ Thay đổi lối sống, đó là thay đổi tâm

>>> thì tự động những thói hư tật xấu nó kết thúc, khi kết thúc thì chúng có được hạnh phúc đó là; 3-Niết Bàn

Cho nên bất kỳ 1 vấn nạn nào chúng ta cũng dùng Tứ Thánh Đế để giải quyết được hết

Đó là lý do bài Kinh đầu tiên mà Đức Phật giảng tại vườn nai là bài kinh “Tứ Thánh Đế” trước khi nhắm mắt qua đời ở Cochinaga vào tuổi 80: điều mà Đức Phật nhắc lại cuối cùng là: “Có ai trong đây còn thắc mắc về Tứ Thành Đế thì đây là dịp cuối cùng để hỏi?”

Điều đó cho thấy rằng Đức Phật rất quan trọng về cái phương pháp luận được ngài khám phá và công bố. Rất tiếc là ngày nay Đạo Phật chúng ta đi theo các Pháp Môn, các Pháp Môn là do các Tổ Sư đặt ra, Tổ Sư là các Thầy Tu, sau khi chết người tôn làm Tổ.

Do vậy phương pháp Tứ Thánh Đế để giải quyết các Khổ Đau ít được chúng ta nhắc đến, ít được chúng ta sử dụng đến, ít được chúng ta lấy nó để giảng, nghĩa là chúng ta xa với Đức Phật rất nhiều, điều đó là 1 điều uổng, vì Đức Phật khổ công lắm mới tìm ra được phương pháp, khi tìm ra rồi các đệ tử của ngài không làm theo, đệ tử của ngài phần lớn đi theo phương pháp niềm tin, đi theo phương pháp tín ngưỡng, vốn nó chỉ là lớp vỏ bên ngoài của Đạo Phật, vốn nó ko phải Đạo Phật.

Do đó ứng dụng Đạo Phật trong đời sống, trước hết chúng ta đọc đoạn kinh nào phải hiểu được nội dung của đoạn kinh đó dạy cái gì, thứ 2 phải nghiềm ngẫm nội dung xâu sắc của đoạn kinh đó, chỗ nào không hiểu thì hỏi, đừng có qua loa, Thứ 3- sau khi nghiền ngẫm mà thấy có giá trị thực sự thì người nào kém thông minh lắm mới không áp dụng vào trong thực tế, tức là biến lời kinh tiếng kệ trở thành thực phẩm để ăn, áo quần để mặc, không khí để hít thở: nó trở thành 1 thói quen, bằng cách đó ở vai trò cư sĩ, chính trị gia, thương gia, nghệ thuật gia, nhà giáo, hay bất kỳ một vai trò vị trí nào trong xã hội chúng ta đều có thể làm cho cuộc sống trở nên có giá trị hơn, hữu hiệu hơn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *